Với người dân Hà Nội, tên quận Cầu Giấy rất quen thuộc nhưng ý nghĩa của nó thì không phải ai cũng biết.
Quận Cầu Giấy được hình thành theo Nghị định 74/CP ngày 22/11/1996 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/9/1997, khi đó gồm 4 thị trấn: Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch, Cầu Giấy và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa được tách ra từ huyện Từ Liêm. Quận có diện tích khoảng trên 12km2, dân số khoảng 292.000 người.
Quận Cầu Giấy nằm phía Tây thành phố Hà Nội, giáp quận Ba Đình và Đống Đa ở phía Đông, ranh giới là sông Tô Lịch. Phía Tây giáp quận Nam Từ Liêm, phía Nam giáp Thanh Xuân và phía Bắc giáp quận Tây Hồ, Bắc Từ Liêm. Quận Cầu Giấy không nằm cạnh quận Hai Bà Trưng.
Với người dân Hà Nội, tên quận Cầu Giấy rất quen thuộc nhưng ý nghĩa của nó thì không phải ai cũng biết.
Tại sao lại tên là Cầu Giấy?
Theo một số tài liệu, làng Yên Quyết (làng Cót) là một ngôi làng cổ hình thành từ thời nhà Lý. Đến thế kỷ XIII, nghề giấy du nhập khiến nửa trên của làng chuyển sang làm giấy, gọi là Thượng Yên Quyết, nửa dưới chuyên làm vàng mã, được gọi là Hạ Yên Quyết.
Ngoài ra, phía Bắc làng Thượng Yên Quyết còn có làng Dịch Vọng Tiền cũng nổi tiếng với nghề làm giấy. Chính vì vậy, cây cầu nằm ở gần vùng giáp ranh giữa hai làng Thượng Yên Quyết và Tiền Dịch Vọng mới được gọi là Cầu Giấy. Đó cũng là nguồn gốc tên gọi của quận Cầu Giấy, Hà Nội ngày nay.
Quận Cầu Giấy có địa điểm hấp dẫn nào?
Tòa nhà Indochina Plaza Hà Nội
Địa chỉ: 241 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Tòa nhà Indochina Plaza (IPH) – Trung tâm thương mại lớn ở Quận Cầu Giấy với tổ hợp nhiều dịch vụ giải trí phong phú, đa dạng là địa điểm hấp dẫn đầu tiên mà bạn cần trải nghiệm. Ngoài nổi tiếng nhờ tổ hợp tháp văn phòng hạng A cũng như lợi thế về vị trí địa lý, đến với Indochina Plaza Hà Nội bạn còn được tận hưởng một không gian xanh mát, thoải mái phù hợp cho việc giải trí, thay đổi không khí.
Tòa The Discovery Complex
Địa chỉ: 302 Cầu Giấy, Hà Nội
Tòa tháp đôi Discovery Complex là biểu tượng của khu vực Cầu Giấy nói riêng cũng như biểu tượng của cả khu vực phía Tây nói chung. Sở hữu phong cách cùng với những tiện ích hiện đại nhất thủ đô, đồng thời là dự án duy nhất có đường kết nối tới hệ thống đường sắt trên cao và cho thấy được sức hấp đẫn đặc biệt của nơi này.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Địa chỉ: Nguyễn Văn Huyên, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội
Trái ngược hoàn toàn với sự sôi nổi, hiện đại của hai địa điểm trên, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ mang lại những giá trị văn hóa, xã hội, khoa học rộng lớn mà ít nơi nào có được. Với ba khu vực trưng bày chủ yếu với những tên gọi và cấu trúc đặc biệt: Tòa nhà Trống Đồng, Vườn kiến trúc, Tòa nhà Cánh diều chắc chắn sẽ làm mọi du khách phải tò mò mà tìm đến đây để khám phá những bản sắc văn hóa dân tộc.
Công viên Cầu Giấy
Địa chỉ: Phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
Sau các điểm vui chơi mệt mỏi, đốt kha khá năng lượng ở trên, BestPrice xin giới thiệu đến các bạn một nơi rộng rãi, trong lành, thoải mái là lá phổi xanh cho cả khu vực Quận Cầu Giấy nói riêng cũng như Hà Nội nói chung – Công viên Cầu Giấy.
Công viên Cầu Giấy được xây dựng và mở cửa cho tất cả mọi người, thỏa mãn được đại đa số nhu cầu của người nơi đây. Điểm nổi bật là không khí trong lành với quy hoạch ở giữa có hồ điều hòa giúp cải thiện chất lượng không khí, khí hậu, xung quanh được bố trí với hàng nghìn cây xanh tạo nên cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp.
Chùa Hà
Địa chỉ: 86 phố Chùa Hà, Cầu Giấy, Hà Nội
Chùa Hà – địa điểm cuối cùng trong danh sách, là một trong hai ngôi chùa cầu duyên ở miền Bắc, gắn liền với hai truyền thuyết nổi bật mà người dân quanh đây ai cũng biết đến. Ngôi chùa được xây dựng trong một không gian rộng thoáng, có nhiều cây xanh và hồ nước bán nguyệt. Có một câu nói rất nổi tiếng, được dân chúng truyền tai nhau về ngôi chùa này, đó là: “Chùa Hà khi đi lẻ bóng, khi về có đôi”, đã nói lên tất cả những gì đẹp đẽ, hạnh phúc nhất khi bước đến nơi linh thiêng này. Hứa hẹn là một điểm đến hấp dẫn khi bạn du lịch Hà Nội.
Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)