Anh Trần Văn Toản ở Cần Thơ nuôi loài chim ngoại quốc nhiều năm nay có thu nhập ấn tượng. Loài chim “lạ” này tùy theo độ tuổi và màu sắc mà có giá bán đắt đỏ, từ vài triệu đồng cho đến gần 100 triệu đồng/cặp.
Trước khi bắt tay chăn nuôi loài chim “ngoại quốc” này anh Trần Văn Toản ở quận Bình Thủy, Tp.Cần Thơ đã từng phát triển mô hình nuôi gà đông tảo khá thành công. Mặc dù có lợi nhuận sau đó thấy thị trường tiêu thụ của con gà đông tảo không ổn định và khó phát triển nên anh đã quyết định tìm con vật nuôi mới hiệu quả hơn và lợi nhuận cao.
Cũng nhờ chăm chỉ miệt mài tìm hiểu trên mạng internet và các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như được dịp đến thăm một số trang trại nuôi chim công ở miền Bắc, anh Toản nhận thấy nuôi chim công giúp mang lại hiệu quả kinh tế rất cao nên đã quyết định mua con giống về nuôi thử và đã gặt hái được thành công đến ngày hôm nay.
Nông dân Trần Văn Toản nuôi chim công thu lợi “đều tay” 300 triệu đồng/năm. Ảnh: Báo Nông Nghiệp.
Anh Toản chia sẻ với báo Nông Nghiệp, nuôi chim công khá đơn giản giống như nuôi gà. Do chim công có nguồn gốc hoang dã nên dễ sống và có sức đề kháng tốt, thích nghi với môi trường nhân tạo.
Nhận thấy nhu cầu nuôi chim cảnh phát triển, anh Trần Văn Toản ở quận Bình Thủy, Tp.Cần Thơ đã đầu tư hàng trăm triệu đồng mở trang trại nuôi chim công quy mô lớn và còn cho sinh sản thành công loại vật nuôi này.
Hàng ngày anh Toản chăm chỉ chăm sóc đàn chim công. Ảnh: Báo Nông Nghiệp.
Đây là một loài chim cảnh thu hút sự chú ý của nhiều người. Thông thường chim công có màu sắc lông đẹp sặc sỡ, có điệu múa hay được nhiều người coi là con vật may mắn, do vậy nhiều người thích mua chim công về nuôi làm cảnh trong nhà.
Những năm gần đây nhu cầu mua chim công phục vụ làm chim cảnh lớn và giá bán chim công cũng ở mức khá cao tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Theo đó, nông dân Trần Văn Toản mạnh dạn đầu tư trang trại nuôi chim công rộng gần 400m2.
Hiện trang trại chim công nhà anh có tổng đàn hơn 100 con, trong đó có 18 con công bố mẹ đang cho sinh sản. Chai sẻ với báo Nông Nghiệp về loài chim này, anh Toản cho hay, gia đình anh chủ yếu nuôi 2 loại công gồm chim công má vàng Việt Nam và chim công Silver có xuất xứ Thái Lan.
Trang trại chim công của gia đình nông dân Trần Văn Toản. Ảnh: Báo Nông Nghiệp.
Mặc dù giống chim này dễ nuôi và giá bán khá đắt đỏ nhưng ít người biết đến. Thời gian qua, giá chim công con (từ 1,5 tháng tuổi trở lên) được anh Toản bán ra cho thị trường ở mức từ 8 đến 8,5 triệu đồng/cặp đối với công má vàng, còn công Silver có giá từ 17 đến 20 triệu đồng/cặp. Riêng chim công má vàng bố mẹ có giá lên đến 55 tới 60 triệu đồng/cặp và khoảng 75 đến 95 triệu đồng/cặp đối với công Silver.
Với giá bán chim công cao như vậy nên trước khi xuất chuồng lứa chim mới cho khách hàng, anh Toản luôn có đủ các giấy tờ theo quy định của ngành chức năng.
Sau nhiều năm chăm chỉ chăn nuôi, mỗi năm anh Toản xuất bán từ 100 cho tới 150 con chim công các loại, giúp mang về lợi nhuận từ 250 đến 300 triệu đồng.
Nói về cái duyên làm giàu với nghề nuôi chim công, anh Toản cho hay, công việc nuôi chim công bắt đầu từ năm 2015, lúc đầu chỉ nuôi với số lượng nhỏ có vài con. Sau thời gian nuôi, chim công đã đẻ trứng, mỗi con chim công đẻ được số lượng trứng lên đến 10 tới 15 quả với tỉ lệ ấp nở khá cao, do vậy anh đã mua thêm công bố mẹ về để phát triển mô hình bền vững hơn nữa.
Vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm đến anh chắc tay trong việc tái đàn và đầu tư mở rộng trang trại. Muốn phát triển bền vững những gì vốn có trang trại, anh Toản để trứng chim công sau khi đẻ được anh đưa vào máy ấp, tỉ lệ nở con đạt lên tới 90%, đàn công từ đó cũng tăng nhanh về số lượng và chỉ trong vài năm nuôi đã có một số lượng lớn công được bán ra thị trường.
Thực tế nuôi chim công ít tốn công chăm sóc, lại cho ăn uống rất dễ, ít dịch bệnh. Chim công là loài ăn tạp nên chủ yếu thức ăn là rau xanh, sâu, lúa, bắp, thức ăn… Có thể cho chim công ăn tự do trong chuồng, chim công lại ăn rất ít, lượng thức ăn chỉ bằng 1/3 của gà nên tiết kiệm được khá nhiều chi phí.
Muốn loài chim này phát triển tốt, người nuôi chim công cần lưu ý về nước uống cho chim công phải đảm bảo thật sạch và được thay mới hàng ngày nhằm để hạn chế bị bệnh về đường ruột.
Ngoài thức ăn sạch, việc xây dựng chuồng trại nuôi công đơn giản, ít tốn chi phí, chỉ cần đảm bảo được tiêu chuẩn sạch, thoáng và khô ráo để các cá thể công luôn khỏe mạnh, ít bệnh tật. Chuồng được rào bằng lưới B40, lợp nóc chuồng bằng mái lá để che mưa, nắng. Tùy vào số lượng chim công nuôi dưỡng, độ rộng hẹp của chuồng có thể khác nhau, một chuồng có thể nuôi từ 4 đến 6 cá thể chim công trưởng thành, hoặc 10 đến 15 cá thể từ 6 đến 12 tháng tuổi.
Nhờ những nỗ lực làm giàu tại quê hương, hiện trang trại nuôi công của anh Toản được nhiều người đánh giá là lớn nhất tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, với nhiều con chim công đẹp và có giá trị cao.
Chim công có bộ lông rất bắt mắt.
Không chỉ chăn nuôi, anh Toản còn tích cực hỗ trợ kỹ thuật, chia sẻ các kinh nghiệm trong chăn nuôi chim công để giúp bà con nuôi tốt loại chim này, cũng như có thể cho chim công sinh sản thành công. Ngoài ra, anh nông dân này cũng bao tiêu, thu mua lại sản phẩm cho những bà con có nhu cầu trao đổi mua bán chim công.
Tương tự anh Toản, trước đây anh Trương Văn Phúc ở Tiền Giang cũng có thu nhập ấn tượng khoảng 500 triệu/năm nhờ nuôi chim công.
Người đàn ông miền Tây nuôi chim quý bán cho nhà giàu, thu nhập “khủng”. Ảnh: Vietnamnet.
Khởi nghiệp vào năm 2009, anh Phúc tình cờ biết đến mô hình nuôi chim công nên tìm hiểu. Thấy loài chim quý này có bộ lông sặc sỡ, múa đẹp, dễ nuôi mà thị trường đang khan hiếm nên anh Phúc mê ngay. “Sau đó, tôi quyết định mua 3 cặp chim công giống Ấn Độ về nuôi thử”, anh Phúc chia sẻ với Vietnamnet.
Theo anh Phúc, chim công là loài động vật có nguồn gốc hoang dã nên sức đề kháng tốt, tỉ lệ nuôi sống cao. Thức ăn đơn giản, dễ kiếm, chủ yếu là lúa, bắp, rau xanh… và bổ sung thêm tôm, tép, côn trùng.
Trong trại của anh Phúc hiện có các loài chim công như: chim công xanh Ấn Độ, chim công trắng; công ngũ sắc và các loại cực quý hiếm như chim công hoa, chim công xám, chim công tím…
Trang trại anh Phúc rộng khoảng 2.000 m2 với nhiều chuồng. Mỗi chuồng rộng 6m2, thả 1 con trống, 2 con mái. Hoặc nuôi nhiều chim công trong 1 chuồng ruộng khoảng 20m. Xung quanh chuồng phải rào lưới B40, phủ bạt để tránh mưa và công bay ra ngoài.
Trúc Chi (t/h)