Sau một thời gian tìm tòi, chọn lọc các giống cây trồng phù hợp với vùng đất nhiễm phèn, ông Thắng ở xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nhận thấy cây rau cù nèo mọc hoang là phù hợp. Rau cù nèo-rau dại, rau sạch này tốt rất nhanh, hái đến đâu thương lái mua hết.
Thời gian gần đây, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang trồng rau màu trên đất ruộng nhiễm phèn, làm lúa kém hiệu quả.
Đọt hoa rau cù nèo (rau tai tượng, rau kèo nèo), là một loại rau dại, rau mọc hoang, chế biến thành các món rau đặc sản, ngon miệng.
Lúa trồng trên đất nhiễm phèn ở huyện Phụng Hiệp cho năng suất thấp, nên việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ trồng lúa sang trồng rau màu đã mang lại hiệu quả đáng kể cho bà con nông dân.
Điển hình như gia đình của ông Võ Văn Thắng ở ấp Phương An A, xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Gia đình ông Võ Văn Thắng có 2.000m2 đất ruộng trồng lúa nhưng kém hiệu quả, năng suất thấp do đất nhiễm phèn.
Không làm lúa được, ông Thắng quyết định chuyển đổi sang trồng loại cây khác phù hợp hơn. Sau một thời gian tìm tòi, chọn lọc các giống cây trồng phù hợp với vùng đất của mình ông nhận thấy cây rau cù nèo là tốt nhất.
Cây cù nèo vốn là loại cỏ mọc hoang, rau dại mọc tốt um trên các mé ruộng sinh trưởng và phát triển rất nhanh trên vùng đất nhiễm phèn.
Mô hình trồng rau cù nèo của gia đình ông Võ Văn Thắng, ấp Phương An A, xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Cù nèo, loại rau đồng có cái tên nghe mắc cười này vốn là một loại rau dại, rau mọc hoang, xưa gạt đi chả hết, nay là rau đặc sản bán đắt hàng.
Cù nèo cũng là loại rau sạch mà rất được thị trường ưa chuộng nên ông Võ Văn Thắng quyết định trồng rau cù nèo trên 2.000m2 đất ruộng lúa của mình.
Ông Thắng cho biết: Cây rau cù nèo rất dễ trồng, cây rau giống cũng không phải mất tiền mua. Cây rau nù nèo giống thu gom được chủ yếu do ông đi lượm các cây cù nèo mọc hoang về trồng.
Sau một tháng rưỡi chăm sóc, gia đình ông Võ Văn Thắng bắt đầu thu hoạch thứ rau có tên mắc cười này.
Mỗi ngày ông Võ Văn Thắng hái 15 kg rau dại đặc sản này, giá rau cù nèo bán 10.000 đồng/kg, thương lái đến nhà mua. Ngày nào thương lái cũng vô tận nhà mua rau cù nèo của ông Thắng.
Với việc bán rau nù nèo, ông Thắng thu về được 150.000 đồng/ngày. Với 2.000m2 trồng cây cù nèo mang về cho gia đình ông khoảng 45.000.000 đồng/năm.
Như vậy, chỉ với 2 công ruộng trồng rau cù nèo, sau khi trừ chi phí ông còn lợi nhuận khoảng 39.000.000 đồng.
Bẻ rau cù nèo (rau tai tượng, rau kèo nèo) làm món rau đồng ngon miệng.
Trồng rau đồng, trồng rau dại là rau cù nèo so với trồng lúa, ông Thắng có thu nhập hơn 30 triệu đồng.
Ông Thắng chia sẻ: việc trồng rau cù nèo rất đơn giản, dễ trồng, chi phí đầu tư thấp nhưng mang lại thu nhập đáng kể.
Ông Võ Văn Thắng nói sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình trồng rau đồng, trồng rau dại này ra để tăng thu nhập ổn định cuộc sống cho gia đình.
Trồng cù nèo trên đất ruộng lúa kém hiệu quả đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân có thể áp dụng nhân rộng đối với những hộ có diện tích nhỏ vì chi phí đầu tư thấp để góp phần cải thiện đời sống cho gia đình.
Theo y học dân gian, cây cù nèo, hay còn gọi là cây kèo nèo, cây tai tượng có vị ngọt và tính mát. cây cù nèo mọc dại, mọc hoang thường được người dân hái đọt nụ, đọt hoa làm rau.
Ăn rau cù nèo có tác dụng hạ nhiệt, kháng viêm, nhuận tràng, lợi tiểu, tiêu viêm. Kinh nghiệm dân gian thường dùng kèo nèo chữa viêm đường tiết niệu, nam giới di tinh, mộng tinh, khí hư của nữ giới có màu trắng đục