Từ xa xưa, loài cây dại có hoa màu tím tuyệt đẹp này đã được dùng làm nguyên liệu điều chế ra những vị thuốc quý.
Nhờ công dụng an thần, định trí, loại cây dại này được coi là một trong những vị thuốc quý giá trong y học cổ truyền.
Từ xa xưa, loài cây dại có hoa màu tím tuyệt đẹp này đã được dùng làm nguyên liệu điều chế ra những vị thuốc quý. Tại Việt Nam, nó được gọi là cây viễn chí.
Cây viễn chí.
Viễn chí có vị đắng, tính ôn. Bộ phận được dùng làm thuốc là rễ cây. Vào mùa xuân, người ta thu hoạch cây viễn chí, đào lấy rễ, loại bỏ rễ con và rễ bị mủn hỏng. Sau đó, rễ được rửa sạch, phơi khô, rút bỏ lõi và bảo quản để dùng làm thuốc. Có thể bào chế bằng cách chích mật để giảm tính mạnh của vị thuốc và tăng tác dụng an thần. Ngoài ra trong tây y, viễn chí còn được dùng làm thuốc chữa ho và nhiều đờm.
Ở Việt Nam có khá nhiều loại viễn chí, tại miền Bắc mới phát hiện ở Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Lạng Sơn, Cao Bằng. Tuy nhiên, những cây viễn chí của nước ta chưa được nghiên cứu. Nguyên liệu được sử dụng chủ yếu là viễn chí nhập từ nước ngoài.
Ở Trung Quốc, loài thảo dược này cũng xuất hiện tại nhiều khu vực khác nhau, trong đó phổ biến nhất là ở An Huy, Chiết Giang và Giang Tô. Ở Trung Quốc, nó còn có nhiều tên gọi khác như cỏ chu sa, chìa khóa vàng…). Giống cây này thường thích mọc ở những nơi có độ cao 800 – 2.100 mét, chủ yếu ở trên các rặng núi và một số rừng ven sườn đồi. Nhiều người dân nước này còn dùng viễn chí để chữa các vết bầm tím, vết thương do rắn cắn.
Tuy nhiên, không chỉ tại Việt Nam mà ngay cả ở Trung Quốc, viễn chí cũng được xếp vào danh sách những loại thảo dược cực kỳ khó mua, đặc biệt là loại mọc trong tự nhiên. Trong vài năm trở lại đây, sự tàn phá của môi trường sống cùng với tình trạng khai thác quá độ khiến số lượng viễn chí trở nên vô cùng khan hiếm. Vì vậy, giá viễn chí tại thị trường Trung Quốc trở nên khá cao, 1 cân có thể bán được hơn 100 NDT, tương đương khoảng 326.800đ/kg.