Tốc độ thành ᴄông của bạn phải nhanh hơn tốc độ già đi của cha mẹ”. Và tôi luôn trăn trở về 2 từ “hiếu thảo”, “giá mà”… Nuôi con không cần báo đáp nhưng sẽ thật sai lầm nếu cha mẹ không dạy con sống hiếu thảo
Tôi đã đi qua bên kia cái dốc của cuộc đời. Ở tuổi hơn 40 vẫn bị cuộc đời quăng quật và đi từ có tất cả đến không còn gì, làm lại với hai bàn tay trắng lúc mà nhiều người gặt hái thành tựu. Nhưng tôi chưa bao giờ hối hận vì mình đã từng thất bại. Ở tuổi này, tôi vẫn còn đủ sức để bắt đầu lại mọi thứ. Điều bóp nghẹt trái ϯim tôi mỗi ngày là sai lầm của tôi đã khiến ba mẹ tôi phải lang thang hết nhà trọ này đến nhà trọ khác. Ở tuổi gần đất xa trời, ông bà bỗng mất nhà mất cửa vì đã thế chấp nhà cho con làm ăn. Những giọt nước mắt người già tủi phận trong đêm lo không có nơi yên chốn ổn để đặt linh cữu lúc nằm xuống.
Tôi chạnh lòng khi nghĩ đến câu nói: “Tốc độ thành ᴄông của bạn phải nhanh hơn tốc độ già đi của cha mẹ”. Và tôi luôn trăn trở về 2 từ “hiếu thảo”, “giá mà”…
Giá mà tôi đừng “lợi dųng” tình yêu con vô điều kiện của ba mẹ để gợi ý “nhờ vả”. Giá mà tôi đừng bất hiếu, ích kỷ, biết nghĩ cho cha mẹ nhiều hơn, không “lôi” ba mẹ vào ᴄông việc làm ăn của tôi thì đâu nên nỗi ông ba phải lận đận tuổi xế chiều. Nhưng thời gian không phải như không gian với nhiều chiều kích, thời gian chỉ có một chiều. Nó cứ trôi về phía trước, buộc chúng ta không có cơ hội quay lại để làm mọi thứ nguyên vẹn như cũ. Chúng ta chỉ có thể rút ra kinh nghiệm, tránh lặp lại sai lầm đó ở hiện tại, tương lai. Và chúng ta buộc phải hối hận, sống với nỗi giày vò mỗi ngày trước khi bước lên một bậc tiến hóa cao hơn sau khi học bài học của thất bại.
Cái giá phải trả cho sai lầm đôi khi quá đắt, đắt nhất là liên lụy đến gia đình, cha mẹ. Chữ hiếu tôi chưa trả được một ngày mà còn để ông bà ra nông nỗi thật cảm thấy tủi hổ.
Hôm nay, đọc lại một tin báo đã cũ nhưng lòng nghẹn ngào. Một người mẹ Trung Quốc 80 tuổi, trong bức thư tuyệt mệnh đã viết bà hối hận vì đẻ 4 con trai. Nếu có kiếp sau, bà mong họ đừng gọi mình là mẹ lần nữa. Nguyên nhân là bà cảm thấy tủi thân vì bị con cái bỏ rơi, hắt hủi, không phụng dưỡng chăm sóc lúc về già.
Hiếu nghĩa là trách nhiệm của con cái với cha mẹ. Đó là bài học vỡ lòng mà tất cả mọi người đều được học. Hãy nghĩ mà xem, bất kỳ ai làm gì cho chúng ta dù chỉ là việc nhỏ ta cũng vội cảm ơn, thậm chí mong có dịp thể hiện sự “có qua có lại”. Trong khi đó, cha mẹ cho ta hình hài, thức khuya dậy sớm chăm cho ta từ khi đỏ hỏn đến khi trưởng thành, rồi chăm cả đến con cái của ta, không tiếc với ta thứ gì, sẵn sàng cho ta mọi thứ từ của cải vật chất thậm chí cho đến sinh mạng. Vậy mà, hiếm khi nào ta nói lời cảm ơn với cha mẹ. Và rất nhiều người trong chúng ta chưa lo được cho cha mẹ một ngày.
Hẳn nhiên cha mẹ đẻ con ra và nuôi con lớn khôn, không hề kỳ vọng con trả hiếu. Điều mong mỏi lớn nhất của cha mẹ là nhìn thấy con cái thành đạt, sống hạnh phúc. Nhưng hiếu thảo chính là một phẩm chất chất cần phải có ở mỗi người. Tuy yêu thương con cái là thứ tình yêu bản năng, vô điều kiện nhưng càng yêu con càng phải dạy con sống hiếu thảo.
Không dạy con sống hiếu thảo chình là cha mẹ đang tạo ra những đứa trẻ vô ơn, ích kỷ, sống chỉ biết mình, là mầm mống tai họa của gia đình và xã hội; Hay nói cách khác, cha mẹ đang vô tình hại con và hại cả chính mình. Chúng ta không còn lạ gì chuyện con cái bạc đãi, hành hạ cha mẹ, tranh giành gia tài… và trở thành kẻ phạm pháp. Mặt khác, những kẻ vô ơn với cha mẹ thì làm sao trở thành người tốt, người có trách nhiệm với xã hội.