Nhân quả được xem là thứ thiết yếu giúp con người nhìn vào, tự sửa sai và giúp bản thân ngày một hoàn thiện.
Nhân quả rất đa dạng và phức tạp, sự diễn biến từ nhân đến quả còn tùy thuộc vào các duyên, nhân quả có thể báo ứng liền tức khắc như chúng ta đang đói, chỉ cần ăn vào một thứ gì đó thì được no và kết quả của nó cũng có thể xảy ra ở tương lai gần hoặc xa. Nhân quả ở đời vốn rất chính xác và rõ ràng, gieo nhân nào thì gặt quả ấy. Do nhận thức đúng về nhân quả nên người con Phật luôn thận trọng trong mỗi việc làm, lời nói và suy nghĩ của chính mình. Chỉ cần chúng ta chịu khó quan sát trong hiện tại, ta sẽ dễ dàng nhận ra quả báo trước mắt của những việc làm tốt hay xấu.
Nhân quả trong Phật giáo có thể được hiểu đơn giản rằng: làm thiện thì được quả báo thiện, làm ác thì gặp quả báo ác. Báo ứng có thể đến sớm hay muộn trong kiếp này, và thậm chí không dừng lại ở một đời người mà còn dẫn dắt đến cả kiếp sau. Cũng bởi vì nhân quả thường đến muộn mà người đời thường có tính coi thường, tưởng như nó không hề tồn tại, chỉ là lý thuyết nhiễu nhương, thản nhiên làm điều trái luân thường đạo lý.
Lời phật dạy luật nhân quả về nhân quả có rất nhiều khía cạnh: Nhân quả về giàu nghèo, nhân quả trong tình yêu, nhân quả trong đời sống. Trong mỗi con người đều có hai mặt thiện ác song hành. Ranh giới giữa thiện và ác cũng rất mong manh. Người bản lĩnh là người tự biết phát triển điều thiện, gạt bỏ những cái ác nảy sinh trong tâm hồn mình. Đời sống thanh bạch không sân si, ấy mới chính là đắc đạo, là gieo nhân lành để gặt quả ngọt cho đời sau.
Theo những lời phật dạy về nhân quả báo ứng, thì nhân quả ở đời trùng trùng duyên khởi, thể hiện ở ba phạm trù thời gian là hiện báo, sanh báo và hậu báo. Bởi vậy, tạo việc lành không chỉ để hóa giải những nghiệp đã gây từ kiếp trước, mà còn để lại duyên lành cho kiếp sau, mỗi người nên để tâm ghi nhớ để tự răn mình và tự mình hoàn thiện chính mình vậy.