Làm cha mẹ được ví như một nghề vô cùng vĩ đại, bên cạnh yêu thương thì cũng cần nghiêm khắc và có những nguyên tắc nhất định.
Dạy con là một hành trình vô cùng gian nan với tất cả các bậc phụ huynh, mỗi đứa trẻ lại có một cá tính khác nhau nên cách giáo dục cũng không thể dập khuôn. Chắc hẳn nhiều người đã từng rơi vào hoàn cảnh bất lực, stress khi con bướng bỉnh, không nghe lời. Dưới đây là một vài tips dạy con không nước mắt vô cùng hiệu quả mà cha mẹ nên áp dụng.
Kiên nhẫn quan sát và dẫn dắt trẻ
Rất nhiều bố mẹ khi yêu cầu con làm một điều gì đó nhưng khi quay lại không thấy con làm thường sẽ cáu giận hoặc lặp đi lặp lại yêu cầu của mình, tới một lúc nào đó sẽ dẫn đến việc bố mẹ la hét, nóng giận. Cách giải quyết tích cực trong trường hợp này là hãy quan sát và đưa ra gợi ý nếu trẻ không làm theo.
Nếu trẻ chưa biết, bạn hãy hướng dẫn trẻ bỏ đồ vào thùng đồ chơi, những lần tiếp theo khi bạn hỏi vậy thì trẻ sẽ tự biết bỏ đồ vào thùng. Mấu chốt ở đây là không yêu cầu trẻ làm gì mà hãy đưa ra câu hỏi để trẻ đưa ra câu trả lời. trẻ sẽ cảm thấy mình có nhiều “quyền lực” hơn, được mẹ tin tưởng hơn thì trẻ sẽ chủ động làm theo mong muốn của bạn. Và luôn nhớ bài học, khi trẻ làm đúng hãy khen ngợi và dành lời cảm ơn cho trẻ để mọi thứ trở nên tích cực hơn.
Đặt ra những quy tắc thưởng / phạt rõ ràng
Hãy đặt ra những quy tắc rõ ràng với trẻ, việc đưa quy tắc rõ ràng sẽ giúp bạn giảm đi những lần phải la hét, cáu gắt. Ví dụ như thời gian ăn uống, thời gian chơi, dọn dẹp sau khi chơi xong…v.v. Bạn phải luôn giải thích những hậu quả nếu trẻ không làm đúng theo những quy định này, đi kèm với đó là những hình phạt nếu trẻ vi phạm quy tắc.
Ở cách dạy con nghe lời này cũng sẽ có một lưu ý nhỏ là đôi khi hình phạt có hiệu quả với đứa trẻ này nhưng không có hiệu quả với đứa trẻ khác. Hãy chọn hình phạt có đủ tính răn đe và quan trọng với trẻ để trẻ có thể nghe lời bạn.
Đặt mình vào vị trí của con và không ép trẻ theo ý của mình
Trẻ nhỏ cũng có tâm tư, nhu cầu và sở thích riêng vì thế bố mẹ đừng cố bắt ép các bé làm những điều mà bé không muốn. Bên cạnh đó cần học cách làm bạn với con để tăng sự gắn kết và giúp con có thể chia sẻ mọi điều trong cuộc sống.