×

B:.ệnh b:.ạch h:.ầu l:.ây qua đường nào? Làm sao để ph:.òng tr:.ánh?

Bệnh bạch hầu từng là cơn ác mộng trong lịch sử khi gây ra hàng loạt ca lây nhiễm và tử vong. Kể từ năm 1923, khi vắc xin bạch hầu ra đời, con người đã được bảo vệ hiệu quả trước loại vi khuẩn nguy hiểm này. Tuy nhiên nguy cơ gây bệnh và bùng phát thành dịch vẫn tiềm ẩn khi bạch hầu lây truyền bằng nhiều hình thức khác nhau. Vậy bệnh bạch hầu lây qua đường nào? Làm sao để phòng tránh? Tìm hiểu đường truyền nhiễm và các triệu chứng bệnh bạch hầu giúp ta chủ động hơn trong việc đối phó và kiểm soát căn bệnh này.

Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính nhóm B, lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, thường gặp ở trẻ nhỏ và người lớn chưa có miễn dịch phòng bệnh. Trước đây, dịch bệnh bạch hầu lưu hành phổ biến ở hầu hết địa phương. Tuy nhiên, từ khi vắc xin phòng bệnh bạch hầu chính thức được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh đã được kiểm soát và khống chế rõ rệt. Dù vậy, những năm gần đây bạch hầu bùng phát trở lại ở nhiều nơi, các ca mắc và tử vong được ghi nhận chủ yếu do không tiêm nhắc lại hoặc chưa tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu.

bệnh bạch hầu lây qua đường nào

Bạch hầu là bệnh gì?

Bệnh bạch hầu là tình trạng nhiễm trùng cấp tính nguy hiểm do ngoại độc tố của vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu cực kỳ mạnh, do đó bệnh bạch hầu được biết đến là một loại bệnh mang tính chất cấp tính đồng thời cũng mang tính chất cấp cứu.

Bệnh có khả năng lây lan dễ dàng từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua đường hô hấp và tạo thành dịch nhanh chóng. Vi khuẩn bạch hầu khi xâm nhập vào đường hô hấp, cư trú ở niêm mạc họng, vòm họng, phát triển ở đường hô hấp trên và tiết ra ngoại độc tố. Ngoại độc tố kích thích gây lở loét tại chỗ và hình thành các giả mạc màu trắng xám, trắng ngà bám chặt vào mũi, họng, lưỡi, khí quản (đường thở), nếu bóc ra sẽ bị chảy máu, cho vào nước không tan. Giả mạc này còn có thể xuất hiện ở vị trí khác như da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hay bộ phận sinh dục.
Hình ảnh bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu cấp có giả mạc vùng vòm họng
Ngoài ra, bệnh bạch hầu còn lây lan gián tiếp nếu người khỏe mạnh tiếp xúc với các đồ dùng có dính chất bài tiết của người bệnh. Ngay cả khi người bệnh chưa xuất hiện các triệu chứng thì vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác sau khoảng 6 tuần, ngay từ khi nhiễm bệnh.

Khi tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở đường hô hấp trên sẽ tạo nên lớp giả mạc trắng xám, trắng ngà gây ra khó thở và tắc nghẽn đường hô hấp. Đặc biệt trẻ em có thể bị chảy máu mũi nếu mắc bạch hầu ở mũi, khoảng 30% người mắc bệnh bạch hầu thể nặng gặp biến chứng viêm cơ tim, liệt cơ, có nguy cơ cao dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Bệnh bạch hầu có lây không?

CÓ! Đường lây truyền chủ yếu của bệnh bạch hầu là qua đường hô hấp thông qua giọt bắn chứa vi khuẩn bạch hầu của người bệnh hoặc gián tiếp khi cầm, nắm các đồ dùng, vật dụng dính chất bài tiết của người nhiễm bệnh bạch hầu.

Thời gian ủ bệnh

Vi khuẩn bạch hầu tiết ra ngoại độc tố làm tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan trong cơ thể. Ổ chứa vi khuẩn bạch hầu nằm ở người bệnh và cả người khỏe mạnh mang mầm bệnh. Đây vừa là ổ chứa, đồng thời cũng là nguồn truyền bệnh nên khả năng lây truyền bệnh bạch hầu là rất nhanh. Ước tính thời gian ủ bệnh thường từ 2-5 ngày hoặc có thể lâu hơn (1).

Thời kỳ lây truyền

Chuyên gia cho biết thời kỳ lây bệnh thường không cố định: có thể kéo dài khoảng đến 2 tuần hoặc ngắn hơn, ít nhất là trên 4 tuần.

Bệnh bạch hầu lây qua đường nào?

1. Bạch hầu lây truyền qua đường hô hấp

Các chuyên gia cho biết nguồn gây bệnh bạch hầu là các bệnh nhân nhiễm bệnh hoặc người khỏe mạnh mang vi khuẩn nhưng chưa biểu hiện bệnh. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn của người nhiễm bệnh lúc ho, hắt hơi hay nói chuyện.

2. Bệnh bạch hầu lây nhiễm qua đường tiếp xúc

Ngoài ra, bệnh bạch hầu còn có thể lây qua con đường gián tiếp khi tiếp xúc với các đồ dùng bị nhiễm dịch mũi từ người bệnh. Bệnh cũng có thể lây nhiễm khi tiếp xúc với vùng da tổn thương với các yếu tố có nguy cơ lây truyền từ người bệnh bạch hầu.

Ai có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh bạch hầu?

Bạch hầu là bệnh dễ bắt gặp ở mọi nhóm tuổi từ trẻ nhỏ đến người lớn chưa có kháng thể chống lại bệnh. Cụ thể:

Trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở lên dần bị mất kháng thể phòng bạch hầu thụ động từ mẹ nên cũng là một trong những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh bạch hầu, cần đi tiêm phòng sớm để phòng ngừa bệnh nguy hiểm này.
Trẻ em dưới 15 tuổi cũng được đánh giá là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh do thường bỏ qua nhiều mũi nhắc quan trọng trong đời, rơi vào “khoảng trống miễn dịch”. Điều này rất nguy hiểm bởi kháng thể trẻ nhận được do được tiêm vắc xin từ nhỏ theo thời gian đã giảm dần, không đủ để chống chọi lại bệnh bạch hầu nguy hiểm.
Người già có nhiều bệnh nền mạn tính, biến chứng tim, thận,… hoặc người bệnh có sử dụng các phương tiện hỗ trợ trong cơ thể như thay tim nhân tạo, đặt shunt ở não thất, đặt catheter ở tĩnh mạch…
Người đã nhiễm bệnh bạch hầu sẽ có miễn dịch cả đời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bị suy giảm miễn dịch sẽ có tỷ lệ tái nhiễm bệnh vào khoảng 2 – 5%.
Hiệu quả vắc xin bạch hầu đạt khoảng 97%, miễn dịch có hiệu quả lên đến 10 năm và sẽ giảm dần theo thời gian. Do đó, nếu không tiêm mũi vắc xin nhắc lại sau mỗi 10 năm vẫn có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu.

người già mắc bệnh bạch hầuBạch hầu là mối đe dọa sức khỏe và tính mạng của người già có nhiều bệnh nền mạn tính

Cách phòng tránh lây nhiễm bệnh bạch hầu

Cách phòng tránh lây nhiễm bệnh bạch hầu tốt nhất là tiêm chủng vắc xin bạch hầu cho trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi, trẻ em dưới 15 tuổi, người già có bệnh nền mạn tính, người suy giảm miễn dịch, người sống trong gia đình có người mắc bạch hầu, người chăm sóc bệnh nhân bạch hầu… Vắc xin phòng bệnh bạch hầu hiện nay có mặt trong tất cả các loại vắc xin kết hợp như: 3 trong 1, 4 trong 1, 5 trong 1 hay 6 trong 1 dành cho trẻ từ độ tuổi 6 tuần tuổi cho đến 6 tuổi.
Trẻ em từ 2 tháng tuổi đã có thể bắt đầu các tiêm bạch hầu với các mũi tiêm cơ bản lúc 2 – 3 – 4 tháng tuổi và tiêm liều nhắc lại lúc trẻ 16 đến 18 tháng tuổi; 4 đến 7 tuổi; 9 đến 15 tuổi. Ngoài ra, những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh như phụ nữ có dự định mang thai hoặc đang mang thai, người lớn, người cao tuổi từ 50 tuổi trở lên; người già có bệnh nền mạn tính,… cũng cần tiêm mũi nhắc bạch hầu.
Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho người dân toàn quốc để cung cấp những thông tin cần thiết về triệu chứng, cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Khi có bất cứ triệu chứng nào của bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu cần nhanh chóng cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán điều trị kịp thời. Tránh tiếp xúc với người khỏe mạnh, người bệnh và cả người chăm sóc cần đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
Những người chăm sóc người bệnh bạch hầu cần rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Đồng thời không gian sống cần được thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
Ở trường lớp nếu có trẻ mắc bạch hầu cần vệ sinh sạch sẽ các vật dụng mà trẻ đã sử dụng, nên sử dụng các chất sát khuẩn mạnh như cloramin B tẩy rửa sàn nhà, quần áo, chăn mền, các đồ dùng… của trẻ mắc bệnh và người tiếp xúc với trẻ.
Người dân sống trong vùng có ổ dịch bạch hầu cần chấp hành nghiêm túc các chỉ định của cơ quan y tế về cách y, uống thuốc và tiêm phòng vắc xin đầy đủ.

Việc tiêm ngừa vắc xin bạch hầu đầy đủ giúp bảo vệ đến 95% cho người dân trong cộng đồng khỏi nguy cơ mắc bệnh, giảm gánh nặng cho hệ thống y tế, người đã tiêm vắc xin khi mắc bệnh cũng nhẹ và nhanh hồi phục hơn. Tuy nhiên, miễn dịch bảo vệ sau tiêm vắc xin sẽ giảm dần theo thời gian, thường kéo dài khoảng 10 năm. Do đó, chuyên gia khuyến cáo mọi người nên tiêm vắc xin nhắc để duy trì mức độ bảo vệ cao nhất.

tiêm phòng bạch hầu cho trẻTiêm vắc xin bạch hầu đủ liều, đúng lịch là “lá chắn” vững chắc cho trẻ em và người lớn trong bối cảnh dịch bạch hầu có nguy cơ quay trở lại
Thắc mắc bệnh bạch hầu lây qua đường nào hay bệnh bạch hầu có lây không đã được giải đáp qua những thông tin nêu trên. Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính, lây lan nhanh qua đường hô hấp không chừa bất kỳ ai. Do đó, cần chủ động phòng ngừa và tiêm vắc xin cho trẻ em và người lớn và thực hiện tiêm liều nhắc lại đầy đủ. Với những người viêm họng hay xuất hiện các triệu chứng cần đi khám sớm để được điều trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Related Posts

Người nông dân trồng rau lâu năm dặn cực kĩ: Nhất định đừng mua 6 loại rau này vào mùa đông, bởi chúng ẩn chứa rất nhiều bí mật người tiêu dùng không biết

Đây là những loại rau không tốt cho sức khỏe, chỉ những người bán rau mới biết.1. Cà chua trái mùaVào mùa đông, nếu bắt gặp những quả…

Lão nông hơn 30 năm trồng cây ăn trái mách nhỏ loại quả đang vào mùa, tràn ngập chợ Việt, từ lá đến vỏ đều chứa giá trị vàng cho sức khoẻ: Cứ dùng là có lợi

Loại quả này không chỉ dễ tìm thấy ở các chợ Việt mà còn sở hữu vô vàn công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Cam là một…

Nhỏ dầu gió vào cuộn giấy vệ sinh, giải quyết hiệu quả 5 vấn đề nhà nào cũng gặp, tiết kiệm cả đống tiền chỉ nhờ loại vậy dụng chưa đến 50 nghìn

Dầu gió và giấy vệ sinh có thể giúp bạn xử lý nhiều vấn đề trong nhà. Hãy cùng tìm hiểu công dụng đặc biệt khi kết…

Hoa trạng nguyên có ý nghĩa gì mà tại sao trang trí Noel Giáng sinh lại luôn có? Vậy những ngày bình thường có nên trồng hoa trạng nguyên như 1 loại cây cảnh hay không?

Trạng nguyên là loại hoa thường có trong các hình ảnh trang trí Giáng sinh và là cây cảnh được bán nhiều vào dịp này. Vì sao hoa…

5 loại rau quen thuộc trong vườn nhà, ‘chống u;n;g t;h;ư tự nhiên’, h;ạ đ;ường h;uyết hiệu quả: Ai cũng nên biết để trồng tại nhà, tiết kiệm được thêm bao nhiêu là sức khỏe

Những loại rau này dễ chăm sóc và có thể trồng trong chậu nhỏ hoặc chậu lớn. Dưới đây là năm loại rau tốt cho sức khỏe mà…

Làng túc cầu Việt Nam bàng hoàng nhận tin Cựu cầu thủ Trần Anh Khoa đột ngột ra đi: Hôm qua vẫn đến cơ quan làm việc bình thường, hôm nay đã ra đi mãi mãi, đau lòng quá trời ơi

Theo thông tin từ CLB Đà Nẵng, cựu cầu thủ Trần Anh Khoa hiện là HLV đào tạo trẻ đã qua đời đột ngột. “Ngày hôm qua,…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *