Khi chụp X-quang, các chuyên gia phát hiện xác ướp nhà sư hơn 1.000 tuổi còn nguyên bộ xương và sọ não. Điều này vô cùng hiếm có và khó tin.
Chùa Định Huệ ở thành phố Vũ An thuộc tỉnh Hà Bắc phía bắc Trung Quốc là nơi lưu giữ hài cốt mạ vàng của nhà sư Từ Hiền.
Xác ướp nhà sư hơn 1.000 tuổi này khiến giới chuyên gia vô cùng bất ngờ khi xem kết quả chụp X-quang.
Cụ thể, các chuyên gia tiến hành chụp X-quang xác ướp nhà sư Từ Hiền. Nhờ vậy, họ phát hiện thi hài nhà sư Từ Hiền vẫn còn đầy đủ xương cũng như sọ não.
Theo các chuyên gia, xương hàm trên, hàm dưới, xương sườn, cột sống và tất cả khớp của nhà sư Từ Hiền đều hoàn chỉnh. Điều này khiến giới khoa học cảm thấy bất ngờ và khó tin.
Nhà sư Từ Hiền sinh ra và lớn lên tại Ấn Độ. Đại sư Từ Hiền đi từ Ấn Độ cổ đại đến nước Khiết Đan (tồn tại từ năm 916 – 1125) ở vùng đông bắc Trung Quốc gần bán đảo Triều Tiên ngày nay.
Vị đại sư Từ Hiền ghi dấu ấn lớn với việc dịch 10 bộ Kinh Phạn quan trọng sang tiếng Trung.
Sau đó, ông được vua Khiết Đan phong là quốc sư. Một số bản dịch của ông được khắc vào các phiến đá đến nay vẫn nhìn thấy rõ.
Sau khi nhà sư Từ Hiền viên tịch, các đệ tử bảo quản thi hài của ông. Sau nhiều năm, xác ướp nhà sư bị thất lạc. Đến những năm 1970, người ta tìm thấy hài cốt của nhà sư trong một hang động.
Sau đó, xác ướp nhà sư Từ Hiền được đưa về thờ ở chùa Định Huệ. Đến năm 2016, thi hài được mạ vàng.
Nhà sư trụ trì Du ở chùa Định Huệ cho hay vào thời xưa, các nhà sư ở Trung Quốc thường bảo quản thi hài các bậc cao tăng bằng phương pháp tự nhiên.
Trước khi viên tịch, nhà sư sẽ dặn dò các đệ tử về hậu sự của mình là muốn hỏa táng hoặc bảo quản thi thể.
Nếu lựa chọn bảo quản thi thể, các đệ tử đặt thi hài nhà sư vào bên trong một vại gốm lớn chứa đầy nguyên liệu chống ăn mòn có nguồn gốc tự nhiên sau khi ông viên tịch.
Sau 3 năm, các đệ tử sẽ chuyển di hài nhà sư ra khỏi vại. Nếu kiểm tra thấy thi hài không phân hủy thì họ sẽ phủ một loại bột nhão đặc biệt làm từ gạo lên hài cốt để tạo ra “nhục thân Phật”.
Lúc này, xác ướp thiền sư sẽ được đặt ở vị trí trang trọng trong chùa để nhận được sự tôn kính của các Phật tử.
Nguồn: Tổng Hợp